Văn miêu tả là gì? Hướng dẫn làm văn miêu tả chi tiết nhất

Miêu tả là 1 trong những dạng văn cơ bản mà chúng ta được biết từ bộ môn Ngữ Văn. Vậy bạn có hiểu miêu tả là gì không? Cách làm bài văn miêu tả chi tiết như thế nào?

Tất cả những thắc mắc phía trên sẽ được F8bet trả lời trong bài viết dưới đây nhé.

Văn miêu tả là gì?

Văn miêu tả là 1 thể loại loại văn học quen thuộc mà mọi người được tiếp cận ngay từ khi bắt đầu làm quen với bộ môn Ngữ Văn. Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe có thể hình dung rõ nét về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, …

Trong văn miêu tả, khả năng diễn đạt bằng ngôn từ và năng lực quan sát là yếu tố hàng đầu. Bên cạnh đó, chúng cũng cần phải tới tính sáng tạo và liên tưởng.

Hướng dẫn làm văn miêu tả chi tiết

Quan sát kỹ đối tượng miêu tả

Việc quan sát là kỹ năng quan trọng khi làm văn miêu tả, quyết định trực tiếp đến chất lượng của bài viết. Nếu chúng ta quan sát tốt thì bài viết sẽ trau chuốt và tỉ mỉ hơn. Ngược lại, nếu bạn ít tập trung khi quan sát thì bài viết sẽ rất khô khan, hời hợt và ít tạo được hình ảnh hơn.

Chọn hướng triển khai bài văn phù hợp

Ngoài việc hiểu rõ khái niệm thì khi làm bài, chúng ta cần lựa chọn bố cục triển khai phù hợp thì bài văn sẽ súc tích và mạch lạc hơn. Có 2 dạng bố cục phổ biến nhất, đó là:

  • Đi từ tổng quan đến chi tiết: Phù hợp với dạng văn tả ảnh, giúp thể hiện được chiều sâu của cảnh vật và người đọc dễ dàng mường tượng ra nhiều khung cảnh khác nhau. Với phương pháp này, bạn sẽ bắt đầu từ bức tranh tổng quát rồi miêu tả chi tiết các sự vật nhỏ bên trong.
  • Đi từ chi tiết nổi bật đến các chi tiết ít nổi bật: Bố cục này phù hợp với văn miêu tả con người, động vật, đồ vật, … Kiểu bố cục này cũng đi từ tổng quan, tức là lựa chọn những chi tiết về kích thước, hình dáng của đối tượng để phác họa trước. Sau đó, điểm vào đó các chi tiết nổi bật của đối tượng như: tính cách, chất liệu, … rồi đến những chi tiết ít nổi bật hơn.

Sử dụng các từ ngữ phù hợp với từng đối tượng

Để 1 bài văn miêu tả trở nên hay và hấp dẫn, thì người viết phải có vốn từ vựng rộng hơn. Sử dụng các tính từ sẽ giúp câu văn trở nên có ý nghĩa và sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cần lựa chọn tính từ phù hợp với đối tượng miêu tả để dễ dàng chạm đến cảm xúc của người nghe. Tránh các lỗi dùng sai từ khiến câu văn bị lủng củng, khiến người đọc khó hiểu.

Ví dụ: Cây đề đứng sừng sững đầu làng => Tính từ “sừng sững” không phù hợp với đối tượng “cây đề” bởi nó tạo cảm giác to lớn cho cây đề hơn.

Ngoài việc dùng tính từ, chúng ta hãy sử dụng thêm các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ để câu văn thêm sinh động hơn. Đồng thời giúp người đọc liên tưởng được rõ nét hơn về đối tượng được miêu tả.

Thêm các yếu tố biểu cảm

Khi làm văn miêu tả, thì miêu tả phải là phương thức biểu đạt chính. Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý thêm thắt yếu tố cảm xúc giúp bài văn có chiều sâu tốt hơn và dễ dàng chiếm lấy cảm tình của người đọc hơn.

Lời kết

Trên đây là bài viết giải thích của F8bet về khái niệm văn miêu tả là gì lớp 4, lớp 6 và cách làm 1 bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Mong rằng những phân tích phía trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc trong quá trình ôn luyện hơn nhé!

Xem ngay: Những điều bạn cần biết về Ladyboy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Nhận 228K
Facebook