Tôn sư trọng đạo là gì? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là câu nói đề cao truyền thống hiếu học và sự kính trọng, tôn trọng đối với người thầy của người Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của nó.

Hãy cùng F8bet tìm hiểu ngay trong bài viết dưới dây nhé.

Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo là sự đề cao, tôn trọng, kính yêu và bày tỏ lòng biết ơn đối với người thầy, người cô đã dạy dỗ chúng ta; coi trọng những điều thầy cô dạy và làm theo những đạo lý mà thầy truyền thụ để trở thành người tốt cho xã hội. Đây là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt và được lưu truyền qua bao thế hệ nay.

Trong đó, “tôn” có nghĩa là sự kính trọng, tôn trọng; “sư” có nghĩa là những người thầy, người dạy học. Tôn sư có hàm ý phải luôn tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập.

Tuy nhiên, “tôn sư” cũng không có nghĩa là thầy luôn đúng, học sinh không được tranh luận với giáo viên. Sự khác biệt về giáo dục xưa và nay đã dẫn đến mối quan hệ thầy – trò ít nhiều cũng có sự thay đổi. Học sinh có thể tranh luận, phản biện lại thầy về kiến thức nhưng vẫn phải giữ đúng đạo lý “tôn sư”, không được có thái độ hay hành vi vô lễ với thầy cô giáo.

“Trọng” có nghĩa là tôn trọng, coi trọng; “đạo” có hàm ý chỉ đạo đức, đạo lý. “Trọng đạo” có ngụ ý chỉ những người học trò phải luôn lễ phép, tôn trọng, kính trọng người thầy. Bởi thầy đã dạy cho ta biết bao tri thức, đạo đức, cách làm người và trang bị kiến thức nền tảng để hướng đến tương lai.

Nguồn gốc câu thành ngữ “tôn sư trọng đạo”

Tôn sư trọng đạo là 1 câu thành ngữ bắt nguồn từ tư tưởng Nho giáo. Bởi Khổng Tử cũng rất coi trọng việc học và vai trò của người thầy. Theo Khổng Tử thì vị trí của người thầy chỉ đứng sau vua và cha mà thôi.

Cha ông ta đã tiếp thu tư tưởng này 1 cách linh hoạt, lược bỏ những thủ tục rườm rà và chú trọng nhiều đến nội dung. Theo thời gian, câu thành ngữ này đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, luôn được đề cao và khuyến khích phát huy.

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Đề cao tầm quan trọng của việc học và người thầy

Dù ngày xưa hay nay thì việc học và người thầy vẫn luôn được coi trọng. Cũng như thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Thành quả của người thầy và giáo dục là tạo ra những con người có tri thức, giúp đất nước phát triển, sánh vai với các cường quốc lớn trên toàn thế giới.

Giúp mọi người sống có đạo đức, nhân nghĩa

Việc coi trọng đạo lý “tôn sư trọng đạo” giúp chúng ta sống nhân nghĩa hơn. Họ là những người không chỉ có tri thức mà còn có đạo đức và được mọi người yêu quý, tôn trọng.

Hơn nữa, khi chúng ta biết coi trọng đạo lý làm người và tôn sư trọng đạo sẽ giúp mọi người tiến xa hơn trong học tập và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này của F8bet sẽ giúp bạn hiểu rõ truyền thống tôn sư trọng đạo là gì GDCD lớp 7. Từ đó có thể phát huy được truyền thống tốt đẹp, có thái độ biết ơn, kính mến và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Xem ngay: Barber là gì? Cách để trở thành barber chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Nhận 228K
Facebook